LĂN TĂN CỦA 1 NGƯỜI MẸ CHÂU Á GIỮA TRỜI TÂY

LĂN TĂN CỦA 1 NGƯỜI MẸ CHÂU Á GIỮA TRỜI TÂY

Phụ huynh của 1 bé học sinh mình nhắn tin hỏi ThyThy em có quen giáo viên nào dạy môn toán và vật lí giỏi không, giới thiệu giúp chị với. 
Mình mới nhắn tin mụ bạn Ý của mình, nói là con bé sẽ học lớp 8 tháng 9 này (ở Ý lớp 8 xong là qua trường cấp 3, không như ở VN, và trường cấp 3 của Ý rất quan trọng, nó như trường dạy nghề, và kéo dài những 5 năm. Nên hoc sinh Ý tốt nghiệp cấp 3 là như có 1 nghề hẳn hoi và nghĩa là nó học tổng cộng 13 năm học chứ ko phải 12 năm như ở VN hay 1 số nước khác.) Do cấp 3 là gần như chọn nghề hoặc chọn phương hướng cho tương lai, ví như đứa nào thiên về nhân văn thì học chuyên về môn xã hội, đứa nào muốn làm ngành khoa học, thì phải bắt đầu chuẩn bị từ các năm cấp 3. Vì học trật chìa sẽ khó đổi ngành khi lên đại học. 
Mình nói mụ bạn Ý là nó sẽ học lớp 8 thì mụ hơi hoảng, nói trời ơi, sao chuẩn bị gì sớm vậy. Chả là Ý không nhồi con kiểu học thêm trước như vậy. Dù so với các nước bắc Âu thì Ý nhồi học sinh bài vở về nhà nhiều chứ không hề kiểu đi học ở trường là xong, ko mang cặp sách về nhà nữa. 
Thật ra, chị phụ huynh đúng là không phải gốc Ý, mà là gốc Albany - 1 đất nước không thuộc nhóm "giàu có" trong khối Châu Âu hay các rich club G7 gì cả. Có lẽ vì vậy nên cách suy nghĩ của chị cũng khá giống mình hoặc giống người Tàu, người Ấn - có sức chịu đựng cao và "đòi hỏi con cái học thành ông nọ bà kia". :) Gia đình chị cả 2 vợ chồng đều nhập cư nhưng công việc ổn định, nếu nhìn bình quân, anh chị có công việc và mức sống của 1 người Ý, chứ không chật vật như các hoàn cảnh nhập cư làm các công việc nhỏ lẻ khác. Điều này chứng tỏ anh chị cố gắng dữ lắm, vì mình nói thật, nhập cư qua 1 nước khác và làm việc tại chính nơi đó không hề dễ, rất khó! Đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn bản xứ rất là nhiều. 
Con bé con chị nó rất là giỏi! Thật sự giỏi, vì nó có 1 phương pháp học rất là tốt. Học xong là thực hành luôn, chứ không phải dạng học vẹt. Dạy nó rất là thích. Nó nói ba nó muốn nó làm bác sỹ - chuẩn cách nhìn của bố mẹ mình hahahah! (hồi nhỏ bố mình luôn nói muốn mình làm bác sỹ, hơ hơ!!! papa mình mơ cao quá chời! Tưởng con ổng giỏi dữ lắm! há há!!!) Mẹ nó thì nói nó phải vào trường trung học chuyên về khoa học (bọn này thường chắc mẩm vào các trường đại học kiến trúc, kỹ sư và bác sỹ!). Bọn học trò Ý nghe xong thì tròn dẹt, trời ơi, trường đó học dữ lắm, tội nghiệp mày, sao mày lại bị ép học các môn gớm ghiếc đó, etc. Mình bảo tụi nó Quậy cũng sẽ vào trường đó, cô bắt nó học trường đó! :p hahahha!! 
CÁch nhìn của người châu Á, đa số, hay của người nước nghèo khó thì tin rằng học cao là 1 tấm vé để được sung sướng (và có lẽ sẽ hạnh phúc), vì lớn lên trong cực nhọc, làm đầu tắt mặt tối mà có vài đồng lẻ. Mình đi chợ, thấy chật chội, chen lấn, mùi cá, mùi thịt, mùi mồi hôi, vào nhà vệ sinh ở chợ hồi 20 năm trước, nói thật, ... thà nhịn bà nó cho rồi. Nên nghĩ mãi, mình vẫn cám ơn mẹ mình buôn bán suốt cuộc đời ở đó, chỉ mong mình học hành để được ngồi văn phòng mát lạnh, không phải ngồi bán đồ ngoài chợ, đội mưa đội nắng, cắp nhặt từng xu. Mình cảm nhận được cái khó khăn dẫn đến rất không hạnh phúc do tù túng thiếu tiền, nên mình vẫn tin, học hành là 1 trong những thứ TẠO ĐƯỢC CƠ HỘI LÀM NHỮNG THỨ HAY HO, NHỮNG THỨ MÌNH THÍCH, hay ít ra, có nhiều sự lựa chọn hơn, không thích làm tay chân thì có thể làm 1 cái gì đó khác. Ví như mình, không thích bưng mâm ở nhà hàng thì mình đi dạy học, làm consultant, nhàn nhã hơn, lương cao hơn. Không thích làm consultant thì lại đi làm dọn dẹp nhà cửa, bưng mâm, trông trẻ con, ... nhưng ít ra, mình có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, mình muốn con mình học hành đàng hoàng, có nhiều sự lựa chọn. 
Mọi người có thể nói miễn sao nó học ngành nó thích. Không, không hẳn! Con em nó thích vẽ vời ba xàm thôi. Hồi nhỏ xíu xiu thì toàn muốn làm nàng tiên cá. hahah. Nên mình phải là người hướng nó đến những thứ có tầm nhìn xa hơn. Mình nói nó con thích vẽ, thích đọc sách, thích viết, mẹ có thể cho con học thêm như là 1 sở thích. Nhưng nếu học chính khóa, mẹ muốn con học ngành khoa học. Vì sau này, nếu con muốn học làm kĩ sư, y tá, bác sỹ, con có thể dễ dàng vào đại học các trường đó. Chứ con bị nhồi văn học trong 5 năm, thì làm sao con vào các trường khoa học. Ngược lại, nhồi 5 năm khoa học, học đại học ngành xã hội (văn học hay ngoại ngữ) không khó! Vì mình đã học qua! NGoại ngữ mẹ đã hướng con nói tiếng Anh từ nhỏ, con phải trân trọng điều đó. Có lẽ lớn rồi, thấy bọn bạn học tiếng Anh chật vật, nên nó cũng hiểu và nó rất tôn trọng ý kiến của bố mẹ. Mình không nói không với con nếu nó thích đọc sách, vẽ, etc. Mình làm việc gấp đôi để cho nó học thêm, mua sách, đồ nghề vẽ, nhưng nó phải đảm bảo học tốt các môn khoa học, không cần điểm cao nhất, nhưng phải hiểu những gì đang học. Chả biết do thấy bố mẹ làm việc nhiều, chị hàng xóm (thần tượng) rất giỏi, nhận học bổng nhiều năm liền, nên nó cũng bắt chước theo, học hành đàng hoàng lắm, và sắp xếp thời gian rất tốt. Mình công nhận. 
Mình không thể để con mình thích làm gì thì làm, đặc biệt liên quan đến tương lai sau này. Vì mình tin, bố mẹ phải có trách nhiệm nhìn xa giúp con. Mình không thể để con trẻ chịu trách nhiệm cho tương lai, vì nó không có kinh nghiệm và tầm nhìn đó (hoặc đa số là vậy). Ví như việc đeo niềng răng chẳng hạn, mình bắt đeo, chứ mình không hỏi con có chịu đeo ko. Vì phiền phức thì nó không đeo. MÀ không đeo sau này xấu ai chịu? Nó không tưởng tượng được hệ quả nên dỹ nhiên nó sẽ quyết định khác. Hay việc dạy con chăm sóc cơ thể, dùng chai lăn nách. Nói ra mọi người cười, nhưng thật sự tới tuổi, kêu dùng chai lăn nách, tắm rửa kỹ càng vì hormone teen có mùi ghê lắm. Mà mệt! mấy bà bạn mình cũng than y vậy. Mình nói Quậy mẹ không thích hàng ngày nhắc con 3 cái nhảm nhí rất personal này, nhưng việc của mẹ là tránh những tình huống không hay. Để mẹ kể cho con nghe, hồi làm ở khách sạn, có bạn kia bị viêm cánh, manager buộc bạn đó phải đi tắm mới cho làm việc. Nguyên cái nhà hàng ai cũng cười, vì ai cũng biết bạn đó thế. Con thấy có vui không nếu gặp tình huống đó? Hay văn phòng mẹ có 1 bạn kia rất bốc mùi, tới nỗi khi bản có trong phòng thì mọi người cùng phòng ôm laptop qua nơi khác làm việc. Những cái này không ai nói ra cho con, và họ chỉ xa lánh con và họ sẽ nói con ở bẩn. Cuối cùng thì cũng nghe, cũng đã có thói quen. Chứ nếu mình để con mình thích làm gì thì làm, sau này bị cuộc đời tát cho mấy cái vào mặt thì ai đau? Nó đau 1, mình đau 10! 
Mình nhớ hồi Quậy bé xíu, 3 tuổi gì đó, bọp bẹp nói chưa rành, nó làm gì đó bị té. Nó vừa khóc vừa hỏi "sao mamma không ngăn con lại khi con làm thế". Mình đã đứng hình mấy giây, và sau đó mình vẫn luôn nghĩ lại câu nói đó của con và nhận thấy mình phải có trách nhiệm phòng tránh, nhìn xa cho con. Giống như bây giờ nhìn lại, bao lần mình cãi bố mẹ, cãi rất to, rất lớn. Nhưng nghĩ lại, nếu mẹ mình không làm quá, không can ngăn mình chơi với những người lợi dụng mình dù mẹ mình thấy sự thật đó, thì chả phải mẹ mình quá sai hay sao? 
Nhưng mình học 1 điều khác là mình nói chuyên rành rọt hơn (hoặc cố rành rọt - transparent hơn, như giải thích cho khách hàng và đồng nghiệp, mình tin rằng hiểu lí do thì con nghe lời và tin mình hơn). Chắc cũng do 1 phần nghề nghiệp yêu cầu mình giải thích mọi thứ rất logic (chứ ai trả tiền cho 1 người nói xàm, không có minh chứng cho họ?) nên mình có thói quen đó khi dạy con. Nhiều lần, con mình nói "à hiểu rồi, tại con không biết mẹ đòi như vậy để làm gì". Mình cũng nghiệm ra nếu mình chỉ nói khơi khơi không lí do, con mình sẽ mù mờ, nếu là việc làm thì làm không đúng ý cho lắm, nếu là lời khuyên thì nó không tin mình nhiều cho lắm. :) 
Mình nói dông dài quá, nhưng túm lại, mình vẫn theo kiểu người châu á, muốn con học thành "ông nọ bà kia" chứ không thả con muốn làm gì thì làm, muốn suốt đời vác đàn ra hát ngoài đường kiếm xu thì làm. Không, mình không làm được vậy đâu. Ai có can đảm đó mình phục. Chứ mình thì mình muốn con mình trang bị đủ để có nhiều sự lựa chọn trong tương lai. 
Có những cái, mình cũng chịu, không né được cho con, nhất là khoản bạn bè, nhìn được người tốt, người thờ ơ với mình. Nhiều khi chỉ chẹp miệng, có lẽ kinh nghiệm và cuộc đời sẽ dạy con. Còn mẹ chỉ có thể ngồi nhìn và mở vòng tay khi con cần 1 cái ôm và bờ vai mỡ màng của mẹ. :D 
cùng 8 với Lâm drama

Có thể bạn cũng thích

CÁCH HỌC HIỆU QUẢ - 90 PHÚT FOCUS
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ - 90 PHÚT FOCUS

Mấy ngày gần đây mình thường nghe TED talk khi chạy bộ. Vì nghe nhạc mãi thì cũng nhàm không làm mình có hứng thú chạy gì cả....
GÁI NHỎ VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
GÁI NHỎ VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Thời buổi giờ ai cũng có điện thoại di động. Ở Ý, con nít tầm 9-10 tuổi (lớp 4-5) là bắt đầu có di động. Lớp 5 là bắt đầu có ...
CHỌN GIÁO VIÊN NGOẠI NGỮ
CHỌN GIÁO VIÊN NGOẠI NGỮ

Hôm nọ mình có dịp nói chuyện với mấy giáo sư cửa 1 trường ngoại ngữ danh tiếng, nhất nhì thế giới trong ngôn ngữ đó. Mình mớ...
LAN MAN CON GÁI NHỎ SẮP 12 TUỔI
LAN MAN CON GÁI NHỎ SẮP 12 TUỔI

"Con gái nhỏ" bây giờ cao hơn mẹ 1 cái đầu. May quá, mẹ lùn tịt, bé xíu, con gái thì cao và ốm như cái que. Việc ăn của con: ...
NHỮNG CÂU HỎI
NHỮNG CÂU HỎI

Hồi nhỏ và ngay khi đã lớn đi làm, mình rất không thích bị đặt câu hỏi, đặc biệt họ hỏi về những việc mình làm, những bài rep...
HỌC NHỒI
HỌC NHỒI

*Chú thích ảnh bìa: Sau khi đọc mấy trăm trang sách, rút lại còn 1, 2 tờ như vầy. 😅 Được thì được, không được thì cũng phải đ...

1 chút về chủ blog

Bài mới

XÔI GÀ
Tự nhiên hôm nọ coi báo lá cải, thấy cựu diễn viên nào đó, vợ cũ chú Phước Sang bá...
ĐỒ CHUA
Miền nam ăn nhiều món với đồ chua, ăn ngon, và không làm các món ăn quá ngán vì ti...
GÀ SỐT NƯỚC TƯƠNG TỎI GỪNG
Viết cái blog xong, bấm nhầm phát, mất bà nó hết! Cáu quá!!! không thèm hứng nữa! ...
CRUMBLED BANANA MUFFIN
I had three bananas at home that no one was eating. So, I had to step in and make ...
BÁNH MUFFIN CHUỐI
Nhà có 3 quả chuối chả ai ăn. Đành phải ra tay làm món bánh muffin chuối để tẩu tá...
LÂM DRAMA ĐI LÀM
Mình nhớ trong phim Hàn Quốc thấy trong cty chia vai vế kinh dị lắm, mỗi lần boss ...
TUYỂN TẬP ZÔ I NƯƠNG NƯƠNG 28/3/2024
Bà Zô i bả đeo bám tui không rời nửa bước các mợ ạ. Cứ tui mà có mặt ở nhà là bà c...

Are you sure?